Posted by : Unknown Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015


DÀNH CHO HỌC SINH CẤP THCS NĂM 2016
Đề tài: Từ một đề Văn.
1.     ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục  con người - “Tiên học lễ, hậu học văn “. “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm  “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức.
Khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bật, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, thách thức cũng nhiều hơn nữa, đặc biệt trong vấn đề giáo dục mà tiêu biểu là giáo dục đạo đức học sinh.
Những năm gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh thiếu niên và học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Xuất hiện một số hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức như không vâng lời cha mẹ, thầy cô; thiếu kính trên nhường dưới, sống hưởng thụ, lười lao động … những dấu hiệu trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội về giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
Đối với thế hệ trẻ ngày nay, vấn đề tôn trọng, lễ độ với ông bà cha mẹ càng được quan tâm chú trọng hơn nữa. Việc kết hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa nhà trường- gia đình- xã hội đã phát huy hiệu quả rõ nét. Về phía  nhà trường không chỉ là những lời nhắc nhở, quy định mà các thầy, cô giáo còn lồng ghép những bài học về đạo đức làm người, về giá trị của gia đình, về đạo làm con với ông bà, cha mẹ….vào những  bài học trên sách vở. Đôi khi nhờ tính chất mềm dẻo, nhẹ nhàng lại phát huy hiệu quả rõ nét. Chính vì những lí do trên đến với hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức, pháp luật”, lớp 6/2 chúng tôi đã chọn đề  Từ một đề văn. Câu chuyện tuy đơn giản nhưng có lẽ khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Hà sinh ra trong một gia đình nghèo, cha Hà qua đời khi Hà chưa tròn 3 tuổi, tuổi thơ của Hà là những ngày tháng nằm trong vòng tay chở che của mẹ.  Từng ngày cha mất bao nhiêu gánh nặng gia đình lại đổ dồn trên đôi vai gầy của mẹ  Hà. Ngày lại qua ngày, bà lại tất tả với gánh hàng trĩu nặng rong ruổi trên khắp nẻo đường ở cái thành phố đất chật người đông này. Tuy vất vả là thế nhưng mẹ Hà vẫn quyết cho con ăn học kiếm cái chữ mong sau này đời Hà sẽ đỡ vất vả hơn. Không phụ tấm lòng của  mẹ, năm học nào Hà cũng đạt thành tích tốt, nhận nhiều giấy khen của nhà trường. Thương con và bao giờ cũng nghĩ con mình thiếu thốn tình thương của cha, lại chẳng no đủ như bạn bè mẹ Hà luôn vung vén cho con những gì con muốn, dù bà phải lao động cật lực mặc trời mưa nắng. Khi đôi vai mẹ Hà oằng đi vì một đời gánh gồng bao nhiêu thứ thì Hà cũng dần lớn lên. Hà bây giờ đã trở thành một cô bé sinh đẹp với nước da trắng ngần và đôi mắt sáng thông minh. Hơn thế em còn là học sinh giỏi của một trường THCS điểm của thành phố. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì tốt đẹp biết bao. Những tiếc thay càng lớn, càng hiểu biết nhiều thì Hà mặc cảm về thân phận mình. Hà chán ghét cảnh nghèo đói cùng cực, ghét bị người ta coi thường và cũng từ ngày đó Hà ghét cả gánh hàng rong của mẹ. Hà luôn dặn mẹ “ Mẹ à, mẹ đừng gánh hàng lại trước cổng trường con nhé. Con không muốn bạn bè  biết hoàn cảnh nhà mình đâu”. Mẹ Hà dù đau trong lòng nhưng vì thương con nên bà cũng đành chấp nhận. Dù hằng ngày gành hàng đi ngang qua trường Hà học nhưng bà chẳng bao giờ dám đứng lại chỉ dám khẻ nhìn rồi vội vã đi qua. Bao nhiêu lần muốn đến gần cổng trường nhìn con một chút, đặc biệt là những ngày bế giảng Hà được nhận biết bao phần thưởng cho thành tích học tập xuất sắc nhưng bà vẫn không dám. Chiều nay, một buổi chiều cuối xuân đầu hạ, trời bổng có dấu hiệu sẽ làm một cơn mưa rào để chào đón mùa mới sang. Vẫn như mọi ngày, mẹ Hà vẫn nặng gánh hàng trên vai, ngước nhìn bầu trời mây đen ùn ùn kéo đến bà lo lắm. Hàng thì còn hơn một nữa, nào cốc, ổi, xoài, lê để qua ngày mai thì sợ hư mất. Phần thì lo cho Hà, bà nghĩ bụng “chắc con bé  đi học trời còn đang nắng thì chẳng biết mà mang áo mưa theo đâu”. Lo cho con mẹ Hà nghĩ “mình sẽ mang áo mưa cho con”. Tuy nghĩ thế nhưng bà vẫn còn lưỡng lự “khổ nỗi con bé dặn rồi, mình không được gánh hàng tới trường nó”. Nghĩ  một hồi lâu lại thêm trời bắt đầu nổi gió mẹ Hà đành quyết “À có cách  rồi, mình sẽ gởi gánh rồi đi vào trường vậy”. Rồi mẹ Hà vội vã gởi lại gánh hàng cho một cửa hàng tạp hóa quen biết, bà mua cái áo mưa rồi tất tả chạy đến trường. Bà đi vào lớp Hà đang học, lúc này đang là giờ ra chơi . Trong thấy Hà, bà cất tiếng gọi : “Hà, Hà ơi áo mưa nè con”. Nghe tiếng mẹ Hà giả vờ lơ đi vì lúc đó cô bé đang đứng trò chuyện với Ngọc cùng lớp, cũng sợ xấu hổ khi bạn bè biết được mẹ mình nghèo khổ. Ngọc đứng đó nghe thấy nói với Hà : “Hình như mẹ bạn gọi bạn kìa” vừa nói Ngọc vừa chỉ tay về phía mẹ Hà. Lúc này Hà đành quay lại, có thoáng chút gì đó sững sốt, chai sần rồi chuyển sang đỏ gay trên khuôn mặt cô bé. Hà tức tốc chạy về phía mẹ rồi nhanh tay kéo mẹ ra phía nhà xe gần cổng trường. Mẹ Hà biết có gì đó không ổn, bà hỏi Hà : “Chuyện gì vậy con?”. Chẳng đợi mẹ nói hết câu Hà hét lên “Con đã nói rồi, mẹ đừng vào trường sao mẹ vẫn không nghe chứ. Chắc mẹ vui lắm khi thấy lũ bạn cười vào mặt con phải không?”. Mẹ Hà cố gắng giải thích: “Vì mẹ sợ con ướt mưa mà, với lại mẹ đã gởi gánh hàng rồi còn gì”. Hà cau có: “Mẹ thật chẳng hiểu tí nào cả, tôi hận vì sao tôi sinh ra mà phải chịu dựng cuộc đời nghèo khổ, trong khi cha mẹ lũ bạn đều là bác sĩ, giáo viên, tôi ghét gánh hàng rong mà cũng chán mẹ lắm rồi”. Mẹ Hà nhìn con chua xót: “Nghèo đâu phải là có tội đâu con”. Hà hầm hực “Đúng rồi, nghèo không phải là cái tội mà là sự xỉ nhục trong cuộc đời tôi”. Nói song Hà bỏ vào lớp để mặc mẹ mình đứng đó với cái áo mưa trên tay. Mẹ Hà đi về, trời đổ trận mưa to, nước mưa hòa cùng nước mắt mặn đắng.
Hà vào lớp học, cô bé cố gắng để tỉnh táo nhưng không thể cân bằng lại được. Lúc này trống đã điểm giờ vào lớp, tiết tới sẽ viết bài tập làm văn. Cô giáo đi vào nhắc nhở cả lớp chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra, rồi cô viết đề trên bảng. Khi cô ghi đề xong thì cả lớp ồ lên, Hà cũng bị gây chú ý bởi âm thanh đó. Ngước nhìn lên bảng đen, Hà đọc đề bài “Thầy giáo dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người nấu bếp thuê đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì họ biết. Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhận định trên”. Nhìn đề bài Hà thất thần,nhìn trân tráo tự dưng nước mắt Hà ứa ra, nhoè cả trang giấy. Có gì đó chua xót, nghẹn đắng trong lòng Hà, ép hai dòng nước mắt chảy ra. Hà cảm giác trống trỗng, vô hồn, Hà biết mình mang tội lỗi “Thì ra đâu cần phải giàu có, một gánh hàng thôi nhưng mẹ đã nuôi mình bằng tất cả lốn liếng- đó là cuộc đời của mẹ”. Đời con bóng mẹ, Hà được ấm no, đầy đủ cũng từ mồ hôi mẹ đổ trên khắp nẻo đường, vai áo thì sờn đi mà quay gánh lại bóng nhẩy theo thời gian. Hà nhất định chiều nay sẽ về xin mẹ tha thứ lỗi lầm của mình. Có lẽ không cần tìm kiếm ở chốn nào xa xôi, hạnh phúc nằm ngay trong tầm tay cô bé.
III. KẾT LUẬN
Câu chuyện này là một tình huống thực tế trong cuộc sống và thường  gặp trong giới học sinh hiện nay. Một bộ phận giới trẻ đua đòi, sống thực dụng đã xem thường công lao của cha mẹ vất vả ngày đêm nuôi ta khôn lớn. Trường hợp nhân vật Hà trong câu chuyện trên, đã dóng lên hồi chuông về cách nhìn nhận cuộc sống lệch lạc, thiếu suy nghĩ ở lứa tuổi thành niên. Và cần lắm sự giáo dục về nhiều mặt để các em trở về đúng quỹ đạo, để có lối sống tốt đẹp hơn.
Về mặt đạo đức Hà đã phạm đạo hiếu của người làm con với mẹ - người có công sinh thành và nuôi Hà khôn lớn. Chạy theo vật chất, danh lợi tầm thường Hà có những thái độ không đúng với mẹ mình. Hà sợ cuộc sống nghèo khổ, sợ bị bạn bè cười chê từ đó Hà ghét hoàn cảnh gia đình, ghét cả gánh hàng của mẹ. Nhưng Hà làm sao biết được chính từ gánh hàng với số vốn ít ỏi, với những thứ bánh trái tầm thường làm quà rẻ mạc cho bọn trẻ phố thị đã nuôi Hà từ một cô bé sơ sinh khi mới lọt lòng đỏ hỏm trở thành cô gái lớn phổng phao như bây giờ. Phía sau bao lo toan, nhọc nhằn với gánh hàng trĩu nặng trên đôi vai của mẹ là những chuỗi ngày êm ấm, no đủ dành cho Hà; phía sau gánh hàng rong ruổi trên khắp nẻo đường lớn có tên và cả những con hẻm vô danh của mẹ ở là giờ học Hà được ngồi học ở trường lớp được thầy cô dạy biết được bao điều hay, lẽ phải. Hà có lẽ chưa hiểu được giá trị đồng tiền vất vả được làm ra từ mô hôi, nước của mẹ cô đã nuôi cô ăn học. Chẳng có nghề nào đáng chê cả, làm ra đồng tiền hợp pháp và bằng sức lao động thì luôn được xã hội xem trọng. Chữ hiếu là thước đo tiêu chuẩn về đạo đức mỗi con người. Sau này Hà có thể làm bác sĩ, giáo viên hay là tiến sĩ, giáo sư …nhưng thiếu đi đạo làm con với mẹ cha thì cũng chẳng thể là người tốt được.Có lẽ nhờ đề Văn trên lớp của cô giáo đã đánh thức tâm hồn, trái tim thánh thiện bên trong Hà, làm cô bé thức tỉnh. Ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi có sự biến chuyển rõ nét về mặt tâm lí, chịu tác động từ bạn bè, xã hội xung quanh thì cũng cần có sự tác động đúng lúc với phương pháp hợp lí và nhiều. Chỉ với một đề Văn mà Hà- cô bé bồng bột chợt hiểu được rằng thầy giáo dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người nấu bếp thuê hay những người gánh gồng bán dạo trên khắp nẻo đường như mẹ Hà đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì họ biết.
Nhiều khi cũng chính những suy nghĩ sai về lệch về đạo đức đã dẫn đến sự vi phạm pháp luật. Điều 35, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định về nghĩa vụ và quyền của con: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Do suy nghĩ của Hà còn non kém, lại bị chi phối bởi nhiều tư tưởng không tốt đã dẫn đến hành vi thái độ không đúng đắn. Có lẽ Hà cũng không biết bản thân đã vi phạm quy định của pháp luật về bổn phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ. Hằng ngày, chúng ta thường  dựa vào về quyền trẻ em để đòi hỏi quyền lợi của bản thân nhưng lại quên đi chung ta cũng phải có trách nhiệm với người xung quanh mà gần gũi nhất là cha mẹ mình. Đạo đức là những quy luật không thành văn được mọi người mặc định và pháp luật quy định trên giấy tờ, khuôn phép đối với mỗi công dân, tuy không giống nhau về cách thức như hai yếu tố này luôn song hành với nhau để tạo nên khuôn khổ mà ở đó con người hoàn chỉnh hơn, mẫu mực hơn.


Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Lớp 7/2 Lý Tự Trọng - Date A Live - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -