Archive for 2015-09-06

By : Unknown
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG
TRƯỜNG THCS  LÝ TỰ TRỌNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO
GIAI ĐOẠN 2010 –2015 TẦM NHÌN 2020
 
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, xây dựng ngành giáo dục Thành phố Tam Kỳ phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
I. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Điều lệ trường trung học (ban hành theo QĐ số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của BGD và ĐT)
- Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số:  83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12 /2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT ngày 30/9/2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
- Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (Ban hành kèm theo Thông tư  số 06 /2010/QĐ-BGDĐT ngày 26  tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quy định về phòng học bộ môn (Ban hành kèm theo Quyết định số  37 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16  tháng 7  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
II/ Tình hình nhà trường:
Hiện nay trường THCS Lý Tự Trọng có tổng số CB-GV-NV là 67 (trong đó có 1 nhân viên trường hợp đồng). Chi bộ có 17 đảng viên. Tổng số giáo viên: 56/29; tỉ lệ GV/lớp: 1,9. Tổng số HS: 1198 em/29 lớp.
Độ tuổi bình quân của CB-GV-NV: Nam: 43,7; Nữ: 41,6.
Diễn biến số lượng trong 5 năm: 2010- 2014
TTNăm họcKhối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Tổng cộngGhi chú




SLSô LớpSLSô LớpSLSô LớpSLSô Lớp



12009 - 201027362947328831481.209/29
22010 - 201129072807298733181199/29
32011 - 201235082506275729171.166/28
42012 - 201327573508250627571.150/28
52013 - 201430072757350825061.175/28
1. Điểm mạnh:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường:
Trình độ chuyên môn: 36ĐH, 27CĐ, 3TC, 2THSP.
Tỉ lệ trình độ chuyên môn GV          :
               - Đại học: 31/57 = 54.4 - Cao đẵng: 25/57= 43.8 % - Trung học SP: 1/57= 1.8 %
              Trình độ Tin học, Ngoại ngữ:
-        Tin học: ĐH: 2, CĐ: 1, KTV: 2, B: 3, A: 14.
-        Ngoại ngữ: ĐH: 7, C: 1, B: 12 (trong đó có 1 B Pháp văn), A: 10.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:  nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Công tác tổ chức quản lý của Lãnh đạo trường:
Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chất lượng học sinh cuối năm học 2008-2009:
TSHS

TSHS

HỌC LỰC

















HẠNH KIỂM













KĐẦU NĂM

CUỐI NĂM

GIỎI

KHÁ

TBÌNH

YẾU

KÉM

TỐT

KHÁ

TBÌNH

YẾU

TSNữTSNữSLTLSLTLSLTLSLTLSLTLSLTLSLTLSLTLSLTL
630514930314911337.38026.46722.13912.941.325483.84615.231.000.0
734517334217211032.211232.79026.3267.641.227981.65817.051.500.0
833017632717610331.510431.89729.7216.420.628988.43310.151.500.0
93171573081568527.69932.111838.351.610.328592.5227.110.300.0
TNG1297655128065341132.139530.937229.1917.1110.9110786.515912.4141.100.0
              Có nhiều học sinh xuất sắc trong học tập:
- 31 HS đạt giải cấp Tỉnh.
- 151 HS đạt giải cấp Thành phố, là đơn vị dẫn đầu phong trào HSG cấp Thành phố.
- Tỉ lệ học sinh TN.THCS: 304/308 (98,4 %).
- Kết quả HS lớp 9 vào các trường công lập trên 60%
- Cơ sở vật chất hiện nay:
Tổng diện tích của trường hiện nay là 17999 m2, gồm 2 khu nhà tầng và 2 khu nhà cấp 4 với tổng số 35 phòng, trong đó 16 phòng học chính khoá, 8 phòng làm việc dành cho CBGVNV. Còn lại là các phòng chức năng phục vụ hoạt động dạy và học gồm:
2 phòng dành cho Thư viện, 3 phòng dành cho khu Thí nghiệm thực hành
1 phòng truyền thống, 4 phòng phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử.
1 phòng Tin học
Các phòng còn lại dành cho bồi dưỡng, phụ đạo học sinh và dạy các môn học tự chọn.
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ; bàn ghế học sinh, phòng thí nghiệm thực hành còn thiếu và chưa đúng quy định, không có nhà đa năng).
- Truyền thống tốt đẹp:
Được UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng lá cờ đầu bậc học THCS của  tỉnh Quảng Nam năm học 2003-2004.
Trường là đơn vị THCS đầu tiên  của Thị xã Tam kỳ đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 vào năm học 2003-2004.
Được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen năm 2006.
Thư viện tiên tiến xuất sắc.
Năm học 2006-2007, trường được Chủ Tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trường có nhiều học sinh giỏi cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, nhiều giáo viên giỏi cấp Thành phố và cấp Tỉnh.
Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục Thành phố, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy.
- Được sự hỗ trợ tích cực của hầu hết CMHS và đặc biệt là Ban đại diện CMHS trường.
2. Điểm hạn chế:
- Tổ chức quản lý của Lãnh đạo trường:
Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Chưa có biện pháp nâng cao chất lượng hạnh kiểm học sinh một cách có hệ thống.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, chưa được sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp.
- Chất lượng học sinh:
+ Đầu vào học sinh lớp 6, có nhiều em (hơn 10% học sinh tuyển sinh) mặc dù đã TN Tiểu học nhưng chưa sẵn sàng học tập do không đủ khả năng tiếp thu chương trình, nội dung kiến thức của lớp 6. (Qua kiểm tra chất lượng)
+ Chất lượng học lực toàn trường: Học sinh yếu kém nhiều: 8% (lấy kết quả của năm liền trước)
+ Chất lượng hạnh kiểm: Thực hiện nội quy nhà trường ở bộ phân  học sinh chưa tốt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung toàn trường (số học sinh này gia đình gần như bất lực đối với con em)
- Cơ sở vật chất:
Chưa đồng bộ, chưa hiện đại: Thiếu phòng thực hành Sinh học, phòng thực hành Lý còn tạm bợ, phòng dạy trên bài soạn điện tử cũng như thiết bị bên trong còn thiếu, nhà đa năng để sinh hoạt vui chơi cho học sinh không có...Trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu đổi mới nội dung, PPDH toàn cấp học.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh.
III/ Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị:
1. Tầm nhìn:
Là một trong những trường có chất lượng cao hàng đầu của thành phố và của Tỉnh, nơi giáo viên  và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
2. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển và tư duy sáng tạo.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
- Tình đoàn kết                                                     - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm                                                       - Tính sáng tạo
- Tính trung thực                                                  - Khát vọng vươn lên
IV/ Mục tiêu và các giải pháp:
1/ Mục tiêu 1:
Trường học có phương tiện dạy học tốt nhất.
Các giải pháp:
1.1. Nhận được sự trợ giúp tài chính từ nhiều nguồn để xây dựng cơ sở vật chất. Tất cả các gia đình và toàn xã hội đều hoàn toàn chia sẻ trách nhiệm  với nhà trường để trợ giúp những cố gắng cải tiến của nhà trường.
1.2. Đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học một cách tốt nhất: Có đủ phòng vi tính để dạy tin học tự chọn cho ít nhất 2 khối. 100% các phòng học được lắp đặt hệ thống máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
1.3. Đủ thiết bị phục vụ tất cả các tiết dạy.
1.4. Đủ CSVC để dạy, học và tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nhu cầu cụ thể về cơ sở vật chất và trang thiết bị giai đoạn 2010-2015
a/ Xây dựng cơ bản:
Công trình xây dựngCơ sở pháp lýSố lượngĐơn giá

Thành tiền
Cơ cấu vốn





Dự kiến năm khởi công










Ngân sách Thành phốNgân sách Địa phương P.An Xuân và Phước HòaCác khoản huy động trong PHHS và của nhà trườngSGD ưu tiên hổ trợ theo các dự án

Khu thí nghiệm thực hành.Quy định về phòng học bộ môn (Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số  37 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16  tháng 7  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)1 dãy nhà 2 tầng: 664m24,5 triệu/m22,988 tỷ       2,988 tỷ       2011
Nhà đa năng-Tiêu chuẩn trường chuẩn QG.880 m24,5 triệu/m23,96 tỷ3,96 tỷ2011
TỔNG CỘNG6 tỷ 948 triệu6 tỷ 948 triệu
b/ Mua sắm thiết bị:
Mua sắm thiết bịCơ sở pháp lýSố lượngĐơn giá

Thành tiền
Cơ cấu vốn





Dự kiến thời điểm mua sắm










Ngân sách Thành phốNgân sách Địa phương  P.An Xuân và Phước HòaCác khoản huy động trong PHHS và của nhà trườngSGD ưu tiên hổ trợ theo các dự án

Cải tạo, làm mới bồn hoa cây cảnh, mua bổ sung cây bóng mát200 triệu200 triệu200 triệu2012
Máy vi tính phục vụ thêm 1 phòng dạy Tin học hoặc thay thế máy cũ205,6 triệu112 triệu33,6 triệu
(theo đề án CNTT của UBND TP đã phê duyệt: 30%
78,4 triệu2012
 
Trang bị bên trong  khu thí nghiệm thực hành350 triệu350 triệu2012-2013
Trang thiết bị bên trong nhà đa năng350 triệu350 triệu2012-2013
Máy chiếu hoặc tivi lớn  phục vụ cho 15 phòng dạy giáo án diện tử.Theo chỉ thị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường của bộ GD.1525 triệu375 triệu22,5 triệu
(theo đề án CNTT của UBND TP được: 30% của  3 máy)
352,5 triệu2013
 
Máy vi tính xách tayTheo chỉ thị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường của bộ GD.1520 triệu300 triệu24 triệu
(theo đề án theo đề án CNTT của UBND TP được: 30% của  4 máy)
276 triệu2014
 
Tu sửa hàng năm50 triệu/ mỗi năm6 năm300 triệu300 triệu2010-2015
TỔNG CỘNG1 tỷ 987 triệu80,1 triệu1056,9 triệu850 triệu
TỔNG KINH PHÍ XÂY DỰNG CSVC VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ:


Tổng kinh phí
Cơ cấu vốn





Dự kiến năm hoàn thành


Thành phốĐịa phương 2 phường An Xuân, Phước HòaCác khoản huy động trong PHHS và của nhà trườngSGD ưu tiên hổ trợ theo các dự án

8 tỷ 935 triệu7 tỷ 28 triệu 100 nghìn1 tỷ 56 triệu 9 trăm nghìn850 triệu

Ghi chú:
- Nội dung cụ thể về nhà đa năng và trung tâm thí nghiệm thực hành có văn bản kèm theo.
- Sau khi sắp xếp đủ 15 phòng dạy GAĐT tại các phòng học và có 4 phòng thực hành mới, nhà trường sẽ bố trí 9 phòng học ở dãy nhà tầng chính giữa làm phòng dạy 2 buổi trên ngày cho học sinh yếu, kém các khối lớp và phòng sinh hoạt cho các tổ chuyên môn.

2/ Mục tiêu 2: Làm cho tất cả học sinh có một nền tảng học tập vững chắc

Các giải pháp:
2.1         . Tất cả HS khi nhập học tại trường đều sẵn sàng học tập:
-        Công tác giáo dục Tiểu học phải có chất lượng.
Trường khảo sát đầu vào để có kế hoạch phân loại và tổ chức dạy học hơp lý.
2.2         . Tổ chức tốt công tác dạy học và quản lý để mỗi học sinh được lên lớp đúng thực chất, nắm vững nội dung, chương trình các năm đã học.
2.3         . Kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn tự học bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi) và chất lượng học sinh đại trà đứng đầu tỉnh Quảng Nam: - Nâng cao năng lực tự nghiên cứu (học sinh thuyết trình, báo cáo nội dung bài mới thay thế cho GV, dạy học dưới hình thức làm phóng sự thực tế hoặc trên mạng internet, tự nghiên cứu nội dung và tổ chức các hoạt động GDNGLL,...
2.4         . Có kế hoạch lâu dài để học sinh chuyển lên các lớp THPT hoặc vào các trường nghề phù hợp và thành công. (Rèn kỷ năng sống; bồi dưỡng năng lực quản lý, lãnh đạo cho học sinh; nâng cao năng lực tự học; phát huy và bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy học bám sát đối tượng nâng cao chất lượng học sinh đại trà qua giờ dạy chung hoặc qua các lớp phụ đạo, tự chọn, dạy theo nhóm đối tượng học sinh,...

3/ Mục tiêu 3:
Đội ngũ có năng lực chuyên môn, PPDH và phẩm chất đạo đức tốt nhất so với các trường trong Tỉnh QN.

Các giải pháp:
3.1. Trường, tổ, cá nhân đều có các chuẩn để phấn đấu trên cơ sở đánh giá nghiêm túc chất lượng từng môn học.
3.2. Trong mỗi tổ chuyên môn có 80% giáo viên thực sự giỏi, có uy tín. Không có giáo viên từ trung bình trở xuống. Mỗi tổ đều có sự phân công giáo viên hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn và ứng dụng CNTT.
3.3. 100% CB-GV-NV sử dụng được công nghệ tiên tiến để cải tiến việc dạy-học.
Chỉ tiêu cụ thể về công tác nhân sự, chất lượng đội ngũ theo lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
a. Về bồi dưỡng đội ngũ:
Số lượng
(từ năm 2010)
Trình độ chuyên môn



Trình độ Tin học



Trình độ ngoại ngữ







GĐ1GĐ2GĐ3GĐ1GĐ2GĐ3GĐ1GĐ2GĐ3
Lãnh đạo trường4 (1 HT và 3 PHT)4 ĐH4 ĐH4 ĐH1 ĐH, 3 A1 ĐH, 1 A
2B
1 ĐH, 3B1B, 3A1B, 3A2B, 2A
Giáo viênTỉ lệ GV:  1,972% ĐH, 28% CĐSP82% ĐH, 18% CĐSP100% ĐH.ĐH: 5%, CĐ: 4% , KTV: 5%, B: 8%, A: 30%ĐH: 5%, CĐ: 4% , KTV: 5%, B: 14%, A: 46 %ĐH: 5%, CĐ: 4% , KTV: 5%, B: 20%, A: 66%ĐH: 14% C: 5%, B: 25%, A: 20%ĐH: 14% C: 5%, B: 30%, A: 30%ĐH: 14% C: 5%, B: 35%, A: 46%
Trường hợp đồng thêm nhân viên phục vụ tùy theo quy mô phát triển của trường qua từng giai đoạn.
b. Một số chỉ tiêu cụ thể đối với CB-GV-NV:
1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lãnh đạo trường 100% có chứng chỉ QLGD, trung cấp chính trị và 100% tốt nghiệp Đại học, 100% biết ứng dụng CNTT và sử dụng được 1 ngoại ngữ.
2. Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.
Giáo viên tích cực trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức bằng nhiều hình thức.
100% giáo viên biết ứng dụng CNTT trong dạy học và trong công tác: Soạn bài giảng điện tử, làm phóng sự, biết trao đổi công việc qua email cá nhân,...
3. Các giáo viên của nhà trường phụ trách công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
4. Nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm của tổ văn phòng đạt các yêu cầu theo quy định và được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.
5. Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật.
6. Giáo viên thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.
7. Mỗi năm học, giáo viên thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp thành phố trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.
4/ Mục tiêu 4:
Đảm bảo cho tất cả mọi học sinh được giáo dục toàn diện, chất lượng cao và đạt được nguyện vọng sau khi TN THCS
Các giải pháp:
3.1. Học sinh được chủ động trong học tập, là trung tâm của hoạt động dạy học.
3.2. Mỗi học sinh đều được giáo dục hạnh kiểm một cách thường xuyên và đúng phương pháp.
3.3. Mỗi học sinh được rèn kỹ năng sống.
3.4. Học sinh nghèo nhận được sự trợ giúp tài chính để theo đuổi ước muốn học tập.
3.5. Học sinh và gia đình đều có thể lựa chọn thầy cô có uy tín để học.(phụ đạo hoặc 2 buổi/ ngày)
3.5. Tổ chức tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các ban, ngành đoàn thể của địa phương để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Một số chỉ tiêu cụ thể đối với học sinh:
1. Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.
a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 95% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 50% trở lên, loại yếu và kém không quá 5%, học sinh phải ở lại lớp không quá 5% (được tính sau khi học sinh yếu về học lực đã thi lại) và tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%;
b) Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 95% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở;
c) Đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường nhất cấp Thành phố và có trên 20 học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.
a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 90% trở lên, xếp loại yếu không quá 1%;
b) Học sinh khối lớp 9 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 90% trở lên, xếp loại yếu không quá 1%;
c) Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học không quá 1 % trong tổng số học sinh toàn trường.
5. Kết quả về hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu và điều kiện theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Các ngành nghề dạy cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội  của địa phương;
b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 90% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9;
c) Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 100% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề.
6. Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường, quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
V. Phương châm hành động: “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
VI. Các đề nghị:
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Lãnh đạo SGD quan tâm đầu tư về CSVC, trang thiết bị dạy học,...(theo nguồn vốn ngân sách hoặc các dự án, các nguồn tài trợ,...)
- Mở các lớp BTVH từ lớp 6 đến lớp 9 để học sinh không đủ năng lực, điều kiện học tập các trường phổ thông có môi trường học tập.
2. Đối với UBND Thành phố Tam Kỳ và Phòng GD&ĐT:
- UBND Thành phố sớm phê duyệt đề án và làm chủ đầu tư để các công trình được hoàn thành theo kế hoạch nhằm tạo ra một địa điểm thuận lợi để phát triển thể chất và tinh thần cho học sinh nhà trường, góp phần tạo ra hiệu quả giáo dục tốt đẹp trong địa bàn thành phố Tam kỳ.
- UBND Thành phố cấp 100% kinh phí để xây dựng nhà đa năng, khu thí nghiệm thực hành. Cho cơ chế để UBND phường An Xuân, Phước Hòa và nhà trường huy động các nguồn vốn để mua sắm thiết bị dạy học như đã trình bày trên.
- Đầu tư đội ngũ có chất lượng cho nhà trường.
3. Đối với phường An Xuân và phường Phước Hòa:
- Xây dựng tốt nếp sống văn minh, văn hóa trên địa bàn phường.
- Tạo điều kiện cho trường trong công tác huy động kinh phí XHH một cách thuận lợi và lâu dài. Riêng khoản huy động XHH trong PHHS của nhà trường hằng năm: mỗi PHHS là 200.000 đồng/ 1 năm học và được tiến hành trong 4 năm kể từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014.
- Hỗ trợ kinh phí ngân sách địa phương để nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
- Các ban, ngành, đoàn thể địa phương có chương trình cụ thể về việc phối hợp cùng nhà trường trong việc nâng cao chất lượng hạnh kiểm học sinh.
4. Đối với PHHS:
              Ủng hộ nhà trường và có trách nhiệm trong việc xây dựng trường chất lượng cao theo các nội dung đã trình bày phần trên.
Hiệu trưởng
                                         
                                     Nguyễn Tấn Sĩ

- Copyright © Lớp 7/2 Lý Tự Trọng - Date A Live - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -